VƯỜN ƯƠM CÂY GIỐNG TIẾN ĐẠT 280 Nguyễn Lương Bằng - TP.Buôn Ma Thuột - Đăk Lăk
Điện thoại: 0944 333 855 - 0967 333 855
Giấy phép kinh doanh: 40A8026362

Kỹ thuật đôn tiêu – Hãm ngọn tiêu – Tạo tán cho cây tiêu

Kỹ thuật đôn dây tiêu lươn

Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về kỹ thuật đôn dây tiêu lươn, hãm ngọn tiêu ác và các phương pháp cắt tỉa, tạo hình, tạo tán cho cây tiêu. Mời bà con cùng theo dõi.

Kỹ thuật đôn dây tiêu lươn
Kỹ thuật đôn dây tiêu lươn

Cách cố định dây tiêu vào trụ sau khi trồng

Sau khi xuống giống tiêu, mỗi hom tiêu sẽ mọc ra dây thân và dây tiêu ác (còn gọi là cành tược) số lượng từ 1-2 dây. Các cành tược leo lên đến đâu cần phải dùng dây cố định vào trụ đến đó. Khi các cành tược ra rễ bám chắc vào trụ thì mới mọc ra cành quả, nếu buộc chậm, cành tược không bám trụ được, dây tiêu sẽ sinh trưởng chậm và không đẻ nhánh được.
Nên dùng dây nylon mềm làm dây buộc là tốt nhất, tuyệt đối không dùng dây chuối hay dây bện từ cách loại vỏ cây, vì mầm nấm mốc có thể từ đây lây nhiễm sang cây tiêu.

Các giống tiêu sinh trưởng mạnh như tiêu srilanka, tiêu trâu, tiêu vĩnh linh… thường sau khi trồng từ 9-12 tháng là bắt đầu mọc cành quả, những giống tiêu khác thì thường lâu hơn

Đối với trường hợp trụ sống, buộc dây xong phải thường xuyên kiểm tra dây tiêu có bị bó quá chặt vào trụ hay không vì trụ sống lớn nhanh tăng đường kính thân.Nếu cây đã ra rễ và bám vào trụ cần cắt bỏ dây buộc, tránh trường hợp chèn ép dây tiêu dẫn đến chậm sinh trưởng.

Kỹ thuật tạo hình, tạo tán cho cây tiêu bằng phương pháp cắt tỉa

Tạo hình đối với trường hợp tiêu con trồng từ dây ác

Mỗi hom tiêu hoặc bầu ươm tiêu ác sau khi trồng, sẽ mọc ra 1-2 dây thân, đối với trụ trồng 2 bầu tiêu, lúc này số lượng dây thân là 2-5. Sau khi tiêu bám trụ được 12 – 14 tháng muốn tiêu mọc dây thân mới. phải tiến hành cắt ngang.

Trường hợp 1: Phần cắt bỏ có thể tận dụng làm hom tiêu nhân giống

Đo từ gốc lên đến vị trí cắt cách gốc 25-30cm. Cắt bỏ phần ngọn thừa, phần cắt bỏ nên tận dụng để nhân giống (cắt thành các hom tiêu 5 mắt).

Thời điểm cắt tiêu nên chọn những ngày khô ráo. Các ngày mưa dầm, môi trường ẩm ướt không nên cắt vì từ vết cắt sẽ dễ phát sinh các loại bệnh. Các dây tiêu có dấu hiệu nhiễm virus cũng cần nhổ bỏ trước khi cắt thân (xoăn lá, rụt ngọn). Tránh tối đa việc virus sẽ lây lan từ các cây này sang các cây khỏe mạnh.

Sau khi cắt bên dưới sẽ nảy ra các dây thân mới. Chỉ các dây thân khỏe mạnh bám đều quanh trụ mới giữ lại, làm bộ khung chính cho trụ tiêu. Các dây thân còn lại như dây yếu, bám sát nhau quá đều cắt bỏ. Tùy theo các loại trụ tiêu mà số lượng dây giữ lại khác nhau. Cụ thể như sau:

  • 5 – 7 dây thân / trụ đối với trụ bê tông.
  • 30 – 40 dây thân / trụ đối với trụ xây gạch.
  • 6 – 8 dây thân / trụ đối với trụ sống.

Việc hãm ngọn và cắt tỉa định kỳ nên tiến hành đối với trụ chết khi tiêu leo hết chiều cao (hoặc đối với trụ sống là 3-5m).

Trường hợp 2: Nếu không cần tận dụng hom tiêu làm giống

Đối với trường hợp này, số cành cắt bỏ dựa vào số cành quả trên dây tiêu. Thông thường khi cây tiêu đạt độ cao 0,8 – 1m tương ứng mỗi dây thân sẽ mang 5 – 6 cành quả, lúc này ngọn mang 1-2 cành quả ta sẽ cắt bỏ. Đối với mỗi loại trụ số lượng dây thân để lại thực hiện như trường hợp 1. Nếu cắt lần 1 vẫn chưa đủ số lượng thì tiến hành cắt lần thứ 2. Trên mỗi dây thân mới (dây thân mọc sau khi cắt lần 1) cũng giữ lại từ 3-5 cành quả.

Lưu ý: Nếu trồng tiêu bằng trụ tạm – Trong năm đầu tiên kĩ thuật buộc, số lượng dây thân trên trụ tạm cũng thực hiện như trên, sau đó cũng cắt ngọn chờ cho các dây thân mới bám vào trụ tạm. Khi trụ sống đủ lớn (đạt đường kính 3-4cm), chuyển bớt qua trụ sống 1-2 dây thân. Cuối cùng chuyển toàn bộ qua trụ sống khi cây trụ sống được 2 năm tuổi.

Cắt tỉa tạo hình đối với tiêu trồng bằng dây lươn

Kỹ thuật có phần khác biệt so với tiêu trồng từ dây ác. Chúng ta tiến hành đôn dây tiêu chứ không cắt ngang dây tiêu. Chi tiết như sau:

Kỹ thuật đôn tiêu đúng cách đối với tiêu trồng bằng dây lươn.

Từ gốc tiêu mọc từ bầu hoặc trồng trực tiếp. Chỉ giữ lại 4-6 dây khỏe mạnh, sau đó dùng dây nylon mềm cố định vào trụ theo đúng kĩ thuật buộc dây tiêu như đã trình bày ở phần đầu. Cần lưu ý tiêu trồng bằng dây lươn sẽ chậm ra cành. Chỉ khi rễ bắm chắc vào trụ thì mới cho ra cành quả.

Thời điểm đôn dây tiêu là khi tiêu leo cao khoảng 1,4 – 1,5m (Sau trồng 12 – 14 tháng), và ở phần ngọn có 2 – 3 cành quả. Kỹ thuật này cần thực hiện trong mùa mưa. Chọn những ngày khô ráo.

Lưu ý: Các dây không có cành quả, ta cắt bỏ luôn. Chỉ tiến hành đôn dây đối với những dây đã ra cành quả.

  • Đầu tiên cần hạn chế tối đa làm xây xát, gẫy dập dây tiêu bằng cách nhẹ nhàng gỡ dây tiêu ra khỏi trụ,.
  • Kế tiếp ở vị trí sinh cành quả ta cắt bỏ lá ở phần gốc dưới
  • Ở vị trí cách gốc tiêu 20 – 25cm ta đào 1 rãnh sâu 15 – 20 cm xung quanh trụ tiêu (Đào thành vòng tròn)
  • Đặt phần đã vặt bỏ lá vào rãnh, phần ngọn còn lại buộc vào trụ.
  • Dùng 1 lớp đất mỏng lấp rãnh lại, lưu ý tuyệt đối không dùng phân chuồng để lấp và lấp không quá dày.
  • Sau khi lấp chờ rễ non nhú ra từ các đốt đã chôn xuống rãnh, ta tiến hành vun gốc và bón phân.
  • Tác dụng của việc đôn dây tiêu nhằm tạo cho tiêu có bộ rễ rộng hơn, từ đó sẽ phát sinh nhiều nhánh ác và dây thân mới.

Cắt tỉa tạo hình đối với tiêu kinh doanh

  • Cắt bớt các cành quả dây ác và dây lươn mọc ra ở phía dưới gốc.
  • Chỉ để lại cành quả cách mặt đất 10 – 15cm.
  • Cắt bỏ toàn bộ các dây lươn nếu không có nhu cầu làm tiêu giống.
  • Dây lươn nào giữ lại để ươm cây tiêu giống thì buộc vào một trụ tạm không quá cao nằm ngoài tán tiêu, để cho dây lươn đạt đến độ bánh tẻ.
  • Cành tăm nhang (không có lá, hoặc ít lá) và các cành quả yếu đều tỉa bỏ hết.
  • Các dây thân vươn quá cao ở đỉnh trụ, các dây thân mọc ngoài tán tiêu cững cần tỉa bỏ.
  • Nên tiến hành cắt tỉa mỗi năm từ 2 – 3 lần.
  • Để hạn chế việc nấm bệnh, virus xâm nhập, lây lan qua vết cắt ta nên chọn ngày khô ráo để cắt tỉa.

Rong tỉa cành cho cây trụ sống

Cần thường xuyên rong tỉa cành cho cây trụ sống song song với việc cắt tỉa cành tạo tán cho dây tiêu. Chú ý chặt bỏ các cành ngang ở phần thân nơi tiêu đeo bám. Tiến hành hãm ngọn khi trụ tiêu sống đạt độ cao nhất định theo ý muốn. Hãm ngọn xong, nếu gặp trời mưa, cần trùm phần thân bị cắt bằng túi nylon. Để tránh nhiễm nước mưa, làm cây dễ bị thối thân và chết. (Trường hợp hay gặp đối với cây trụ sống là cây muồng đen).

Việc rong tỉa cành cho trụ sống mỗi năm nên thực hiện 2 lần. Lần 1 vào đầu mùa mưa (rong tỉa mạnh) và lần 2 vào cuối mùa mưa (rong tỉa nhẹ hơn để khỏi ảnh hưởng đến sinh trưởng -> dễ chết vào mùa khô hạn năm sau).

Tìm kiếm : Cach don day tieu, https://muacaygiong com/ky-thuat-don-tieu-ham-ngon-tieu-tao-tan-cho-cay-tieu/#:~:text=Chỉ khi rễ bắm chắc thực hiện trong mùa mưa

Bình luận
Loading...