VƯỜN ƯƠM CÂY GIỐNG TIẾN ĐẠT 304/57/1 Nguyễn Lương Bằng - TP.Buôn Ma Thuột - Đăk Lăk
Điện thoại: 0944 333 855 - 0967 333 855
Giấy phép kinh doanh: 40A8026362

Chia sẻ kinh nghiệm trồng tiêu I Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây tiêu

Hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc cây tiêu

Chào bà con! Hôm nay chúng tôi sẽ gửi đến bà con một số kinh nghiệm trồng tiêu, quy trình kỹ thuật trồng tiêu, chăm sóc tiêu đạt năng suất cao và ổn định. Bài viết được biên tập dựa vào tài liệu trồng tiêu của Trung Tâm Khuyến Nông Quốc Gia và kinh nghiệm riêng của người viết. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của mọi người

Hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc cây tiêu
Hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc cây tiêu

A – Giới thiệu tổng quan về cây tiêu

Tiêu hay còn gọi là cây hồ tiêu, có tên khoa học Piper nigrum, là cây thuộc họ dây leo, hình dáng tương tự cây trầu không, phân bố nhiều ở khu vực Nam Á và Đông Nam Á. Sản phẩm thu hoạch chính là phần hạt, được sử dụng cho mục đích làm gia vị và bào chế các loại dược phẩm. Tiêu đã được con người biết đến và khai thác hàng ngàn năm nay.

Tại Việt Nam, tiêu bắt đầu được trồng từ giai đoạn Pháp thuộc, là cây công nghiệp chủ lực được trồng nhiều ở các tỉnh Tây Nguyên, Miền Trung, Đông Nam Bộ… Những năm gần đây mặc dù giá có xu hướng giảm nhưng vẫn là nguồn thu nhập lớn dành cho bà con nông dân.

Tuy nhiên việc trồng tiêu đại trà không nắm vững kỹ thuật, dễ dẫn đến tình trạng phát sinh bệnh tật, đặc biệt là các bệnh chết nhanh chết chậm, lây lan rất nhanh, hủy diệt vườn tiêu trên diện rộng. Do đó để có được lợi nhuận khi trồng tiêu, bà con nên có chế độ chăm sóc tiêu bài bản, đúng quy trình. Đây cũng chính là nội dung của bài viết hôm nay

B – Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây tiêu

1 – Yêu cầu của đất trồng tiêu

  • Đất trồng tiêu yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất là phải thoát nước tốt, không bị ngập úng
  • Thủy cấp (mực nước ngầm) cách mặt đất ít nhất 2m-3m trở lên
  • Đất giàu mùn, kết cấu nhẹ, tơi xốp, tầng canh tác từ 1 – 1,5m
  • Độ pH của đất từ 5.5 – 7.0. Nếu cao hoặc thấp hơn cần điều chỉnh lại cho phù hợp
  • Trồng tiêu trên đất có độ dốc nhẹ được xem là phù hợp nhất, tuy nhiên cũng cần chú ý đến khâu nước tưới trong mùa khô và chống xói mòn trong mùa mưa
  • Đối với các loại đất chuyển đổi từ cây công nghiệp khác sang như: đất trồng cà phê, đất trồng bơ, đất trồng ca cao… Cần có các biện pháp cày xới đất, xử lý tuyến trùng, trồng 1-2 vụ màu để cải tạo đất.
  • Đất mới khai hoang cũng xử lý tương tự, đặc biệt cần có các biện pháp đo độ pH của đất để xử lý đưa về mức phù hợp

2 – Lựa chọn trụ trồng tiêu

Trụ tiêu là nơi tiêu đeo bám để sinh trưởng, tồn tại trong suốt vòng đời. Một số nơi trụ tiêu còn được gọi là choái tiêu hay nọc tiêu. Thường chia làm 2 loại trụ: Trụ sống và trụ chết

  • Trụ sống: Là các loại trụ dùng cây sống thân gỗ, thường là cây lâm nghiệp lâu năm, thân phát triển thẳng, lớp vỏ sần sùi. Một số cây thường dùng làm trụ tiêu như: Cây gòn, cây muồng đen, cây núc nác, cây sưa đỏ, cây lồng mức…
  • Trụ chết: Là các loại trụ làm bằng cọc gỗ, cọc bê tông hoặc xây bằng gạch. Thường có chiều cao tối thiểu 3m tính từ gốc. Yêu cầu chung là phải có độ bền cao, phần chân cọc chôn sâu để tránh được gió mạnh gây gẫy đổ
  • Xem thêm bài chi tiết: Trụ tiêu là gì? Một số loại trụ tiêu phổ biến
Nhìn chung trồng tiêu trụ sống sẽ tạo ra môi trường lý tưởng cho tiêu phát triển, cây được che bóng tự nhiên, chi phí triển khai thấp, nhưng nhược điểm là thời gian triển khai lâu (phải trồng cây trụ trước 2 năm mới thả tiêu được), cây làm trụ cạnh tranh dinh dưỡng với tiêu, đồng thời hàng năm phải tiến hành rong tỉa cành rất tốn công. Tùy theo chi phí mà bà con lựa chọn phương án phù hợp

3 – Khoảng cách và mật độ trồng tiêu

Mật độ trồng và khoảng cách trồng phụ thuộc nhiều vào loại trụ cũng như xen canh hay trồng thuần. Cụ thể như sau

  • Trụ chết (cọc gỗ, trụ bê tông): Khoảng cách trụ 2,2 x 2,2m hoặc 2,5 x 2,5m. Tương đương 1.600 – 1.800 trụ/hecta
  • Trụ sống (cây lâm nghiệp): Khoảng cách trồng 3 x 3m hoặc 3 x 2,5m. Tương đương 1.100 – 1.400 trụ/hecta
  • Trường hợp cây trụ sống như có thân thẳng, tán nhỏ (cây gòn, cây núc nác…) thì có thể triển khai trồng với với khoảng cách tương tự như trụ chết
  • Đối với trồng xen canh tiêu và cà phê: Có thể trồng tại các ngã tư bồn cà phê hoặc trồng tương đương 1 hàng cà phê (2-3 hàng cà phê 1 hàng tiêu)
  • Lưu ý: Mật độ trồng không nên vượt quá 2.000 trụ/hecta

4 – Lựa chọn giống tiêu phù hợp

Nhìn chung các khu vực đủ điều kiện trồng tiêu thì hầu hết đều phù hợp với các giống tiêu có trên thị trường hiện nay. Thứ tự ưu tiên bà con có thể lựa chọn như sau:

Mặc dù theo phân loại kể trên có thể thấy các giống tiêu mới như Srilanka, Thekken đang thể hiện ưu thế vượt trội, tuy nhiên còn phụ thuộc rất nhiều vào quy trình chăm sóc. Nếu chăm sóc tốt thì các hạn chế kể trên đều có thể khắc phục được. Năng suất trung bình có thể đạt đến 5-7kg/trụ. Bà con cần tư vấn thêm hoặc có nhu cầu mua tiêu giống xin liên hệ

Bà con có nhu cầu mua giống tiêu và tư vấn giống tiêu phù hợp. Có thể liên hệ với vườn ươm chúng tôi theo số điện thoại sau >>> Ngọc Thu – Cây Giống Tiến Đạt: 0944 333 855

5 – Chuẩn bị đất và tiến hành trồng tiêu

Chuẩn bị hố trồng tiêu

Ngoài các yêu cầu về đất như đã trình bày ở phần 1, thì việc chuẩn bị hố trồng cũng rất quan trọng. Kích thước và lượng phân bón lót cụ thể như sau

  • Kích thước hố: 40x40x40cm (Hố đơn, đào 2 bên trụ, mỗi hố trồng 1-2 bầu tiêu) hoặc 60x60x60cm (hố đôi, đào 1 bên trụ, mỗi hố trồng 3-4 bầu tiêu). Mép hố cách trụ tiêu 20-30cm
  • Bón lót: Mỗi hố tiêu như vậy bà con bón 20-30kg phân vi sinh công nghiệp hoặc phân chuồng hoai mục (ủ từ 6-12 tháng) + 0,3 – 0,5kg phân lân + 1 thìa canh bột nấm đối kháng Trichoderma
  • Xử lý mối mọt: Trường hợp trồng trên cọc gỗ, có thể bổ sung thêm các loại thuốc sau dạng bột hoặc hạt (Furadan, Basundin) để hạn chế mối mọt tấn công
  • Trộn phân với lớp đất mặt, lấp đầy hố, hơi vun cao và tưới đẫm nước sau khi chuẩn bị
  • Việc chuẩn bị hố trồng cần tiến hành trước 1 tháng so với thời điểm xuống giống. Giúp hệ vi sinh phát triển, cây con sẽ có tỷ lệ sống cao hơn

Thời điểm trồng và kỹ thuật trồng tiêu con

Thời điểm trồng: Nhìn chung, nếu đã trang bị hệ thống tưới nhỏ giọt hoặc chủ động về nước tưới thì có thể trồng tiêu quanh năm. Thậm chí tỷ lệ sống sẽ cao hơn nếu trồng vào mùa khô, đất đai khô ráo, độ ẩm vừa đủ. Tuy nhiên nếu không đáp ứng được các yêu cầu này thì bà con nên trồng tiêu vào đầu mùa mưa (khoảng tháng 4-5 dương lịch)

Kỹ thuật trồng tiêu con

  • Chính giữa hố trồng bà con dùng cuốc xẻng, đào 1-2 lỗ có kích thước bằng lớn hơn bầu ươm 1 chút (tùy theo số lượng bầu tiêu/trụ)
  • Dùng kéo hoặc dao cắt lớp nilon bên ngoài bầu ươm, tránh làm vỡ bầu đứt rễ
  • Đặt cây con vào chính giữa lỗ, thân hướng về phía trụ 1 góc 45 độ. Mặt bầu bằng hoặc cao hơn mặt đất xung quanh
  • Lấp đất đồng thời nén nhẹ xung quanh gốc. Đảm bảo không có khoảng trống xuất hiện, tiêu dễ bị còi cọc
  • Phần gốc tiêu và trụ nên được vun cao hơn xung quanh để tránh đọng nước
  • Sau khi trồng cần tưới nước ngay, trường hợp nắng nóng kéo dài, cần kết hợp các biện pháp che lưới hoặc phủ gốc bảo đảm được độ ẩm để tiêu không bị khô héo
  • Có thể đánh bồn nhẹ xung quanh trụ, đường kính 1 – 1,5m. Tiện cho việc tưới nước và bón phân sau này.

6 – Chăm sóc tiêu định kỳ

Tưới nước cho tiêu

Việc tưới nước cho tiêu cần duy trì trong suốt mùa khô, tiêu có bộ rễ nhỏ, ăn nông, nên dễ bị khô héo nhưng cũng không chịu được ngập úng. Việc tưới nước nên tưới vừa đủ, tốt nhất nên triển khai bằng biện pháp tưới nhỏ giọt hoặc tưới béc. Không nên tưới bằng ống có áp lực cao như tưới cà phê.

Vào mùa khô, nên có các biện pháp giữ ẩm cho gốc bằng cỏ khô, vỏ trấu, rơm rạ, xác bèo… Hiện nay một số hộ tiến hành trồng cỏ lạc dại xen giữa các hàng tiêu, cũng có tác dụng rất tốt trong việc giữ ẩm, cải tạo đất và chia sẻ dịch bệnh với tiêu

Buộc dây tiêu

Buộc dây tiêu: Việc buộc dây tiêu cần tiến hành liên tục, dựa vào sự phát triển chiều cao của tiêu, mặc dù có hệ thống rễ bám nhưng vẫn phải buộc để hỗ trợ. Nên sử dụng các loại dây nilon, có độ bền cao, hạn chế dùng dây có nguồn gốc thực vật (dây thừng, vỏ chuối…) dễ gây phát sinh nấm bệnh. Bên cạnh đó cũng cần chú ý đến việc phát triển đường kính của trụ tiêu sống, thường xuyên nới lỏng để tiêu không bị chèn ép, dập nát do cây trụ sống phát triển.

Cắt tỉa cành tạo tán cho tiêu

  • Trồng tiêu từ dây lươn: Sau khoảng 9 – 12 tháng. Tiêu sẽ ra cành tay (ra cành ác). Lúc này bà con gỡ tiêu khỏi trụ, thực hiện kỹ thuật đôn tiêu.
  • Trồng tiêu từ dây ác: Cũng trong khoảng thời gian từ 9 – 12 tháng, tiến hành hãm ngọn, cắt tiêu để các mặt đất 30-40cm, để tiêu phát triển thêm nhiều dây chính, mức độ phủ trụ cao hơn
  • Tiêu kinh doanh: Hàng năm sau vụ thu hoạch, cắt bỏ các cành vàng úa, già cỗi, cành đã ra trái 2-3 vụ. Các dây tiêu mọc vượt ra khỏi trụ (tiêu thòng) cũng cần cắt bỏ. Phần cắt bỏ có thể tận dụng làm nguồn vật liệu nhân giống

Bón phân cho tiêu

  • Phân hữu cơ: Rất quan trọng cho sự phát triển của bộ rễ, cần bổ sung ít nhất 1 lần/năm. Thường tiến hành bón vào đầu mưa hoặc sau vụ thu hoạch. Mỗi trụ bà con bón 20-25kg. Sử dụng phân vi sinh công nghiệp hoặc phân chuồng ủ hoai. Phân nên chứa các loại vi sinh hữu ích và nấm đối kháng Trichoderma. Khi bón nên lấp phân bằng cách đào rãnh các tán tiêu 20-30cm.
  • Phân đa lượng (NPK): Đối với tiêu con giai đoạn kiến thiết: Bón với mục đích thúc cây sinh trưởng (bón thúc). Mỗi năm bón 4-6 lần, mỗi lần 100g-200g/trụ (thành phần đạm N và lân P cao hơn so với kali K) khi bón nên kết hợp tưới nước để phân tan nhanh, cây dễ hấp thu hơn. Đối với tiêu kinh doanh: Mỗi năm bón 3-4 lần, mỗi lần bón 0,5 – 1kg/trụ (giai đoạn cây nuôi trái cần tăng tỷ lệ Kali để giúp cây đậu trái nhiều, trái to và đều)
  • Phân trung vi lượng: Bón gốc hoặc phun qua lá tùy theo dạng sản phẩm. Mỗi năm tiến hành 1-2 lần vào mùa mưa. Có thể kết hợp với thuốc trừ sâu, phân bón lá để tăng hiệu quả và tiết kiệm công lao động
  • Bón vôi cho tiêu: Việc bón vôi chỉ nên tiến hành khi độ pH của đất cần điều chỉnh. Khi bón nên rải trên mặt đất, giữa các lối đi, không nên bón sát gốc tiêu

7 – Phòng trừ sâu bệnh cho tiêu

Tiêu nhìn chung rất mẫn cảm với dịch bệnh, nếu không xử lý kịp thời có thể dẫn đến tình trạng bệnh lây lan trên diện rộng, ảnh hưởng trên diện tích lớn. Mỗi bệnh có triệu chứng và các phòng trừ khác nhau. Do đó để tránh làm cho bài viết quá dài và tiện cho bà con theo dõi. Chúng tôi xin tách phần này thành bài viết riêng. Bà con có thể đọc tại liên kết sau

  • Sâu bệnh trên cây tiêu và cách phòng trừ hiệu quả
Như vậy, vừa rồi chúng tôi đã trình bày tổng quan về kỹ thuật trồng tiêu. Bài viết nhìn chung đã trình bày khá đầy đủ các bước trồng và chăm sóc tiêu. Ngoài ra chúng tôi còn có các bài viết chuyên sâu hơn về từng giai đoạn, từng kỹ thuật nhỏ trong quá trình chăm sóc. Bà con có thể đọc thêm tại chuyên mục sau

Trường hợp bà con cần mua tiêu giống: giống tiêu vĩnh linh, giống tiêu trâu, giống tiêu srilanka, giống tiêu thekken… có thể liên hệ với vườn ươm chúng tôi theo địa chỉ sau

VƯỜN ƯƠM GIỐNG CÂY TRỒNG TIẾN ĐẠT
Địa chỉ: 280 Nguyễn Lương Bằng, TP. Buôn Ma Thuột, Đăk Lăk
Giấy phép kinh doanh: 40A8026362
Điện thoại: 0944 333 855 – 0945 857 356
Hân hạnh được phục vụ!

Tìm kiếm : https://muacaygiong com/tag/ky-thuat-trong-tieu-tren-tru-be-tong/

87%
Awesome

Đánh giá bài viết kỹ thuật trồng tiêu

  • Hình ảnh minh họa
  • Nội dung bài viết
  • Cách trình bài bài viết
Bình luận
Loading...
Chat Zalo